Ronald Koeman đến Nou Camp vào một thời điểm đầy biến động và ra đi trong cảnh Barcelona cũng chưa thể ổn định vì những khó khăn, sự ra đi của những cầu thủ kỳ cựu mà trên tất cả là Leo Messi.
![]() |
Barca sa thải Koeman |
Kết quả đã chôn vùi Koeman, người không thể cung cấp một lối chơi có thể giúp quá trình chuyển đổi sang một kỷ nguyên mới dễ dàng hơn. Sân Vallecas là bản tóm tắt rõ ràng về những gì Barca đã từng là: một đội bóng không có linh hồn hay khả năng lãnh đạo trên sân, và giờ không có bàn thắng.
Barca đã bỏ lỡ 3 cơ hội rõ ràng, bao gồm một quả phạt đền, và cú sút chính xác duy nhất của Rayo Vallecano trở thành bàn thắng. Bàn thua ấy lột tả sự sụp đổ, xuất phát từ một pha cướp bóng trong chân Busquets và một cú lừa bóng từ Falcao vượt qua Pique - những biểu tượng chiến thắng của một thời.
Đội bóng có 5 chiến thắng, 5 trận thua và 3 trận hòa, đồng thời ghi ít bàn thắng hơn (16) so với số bàn thua (17), bằng chứng cho sự thoái hóa bóng đá.
Koeman ra đi, để lại một danh hiệu trong bảo tàng: Cúp nhà vua năm 2021, với chiến thắng trước Bilbao trẻ sân La Cartuja (Seville), có lẽ là trận đấu chói sáng nhất của đội trong 14 tháng.
Chiến thắng duy nhất xứng đáng và đáng nhớ, mà hầu như không giúp HLV người Hà Lan vượt qua sự hoài nghi từ BLĐ mà Joan Laporta đứng đầu. Vị chủ tịch Barca cho cựu HLV trưởng đội tuyển Hà Lan hai tuần, trong khi tìm kiếm người kế thừa phù hợp.
Joan Laporta, vì nhiều yếu tố chủ quan, quan trọng nhất là tiền bạc (phí đền bù hợp đồng 12 triệu euro), đã để cho đợt bùng phát đầu tiên trôi qua, vào tháng Sáu. Ông tiếp tục rút lại quyết định thay đổi băng ghế kỹ thuật lần thứ hai vào đầu tháng 10, sau thất bại 0-3 trên sân của Benfica làm tăng nguy cơ bị loại sớm ở Champions League.
![]() |
Trận thua Rayo là giọt nước tràn ly |
Với cú vấp ngã mới nhất tại Vallecas, cùng sự thất vọng của trận đấu Siêu kinh điển hôm Chủ nhật vừa qua, Laporta có rất nhiều lý do để thực hiện quyết định sa thải. Ông không muốn đợi tất cả những người chấn thương thương hồi phục: Ansu Fati và Frenkie de Jong điều trị y tế sau trận thua Madrid; trong khi Ousmane Dembele vẫn chưa xuất hiện từ đầu mùa.
Nỗi hổ thẹn châu Âu
Barca đứng thứ ba ở La Liga 2020-21, kém nhà vô địch Atletico 7 điểm, sau khi lãng phí các cơ hội của mình với thất bại trước Granada trên sân nhà (1-2), cộng với hai trận hòa sau đó (Atletico và Levante).
Hiện tại, đội xếp thứ 9 với trung bình 1,5 điểm mỗi trận, khoảng cách với Real Madrid gia tăng thành 6 điểm, cho dù đại diện thủ đô bị Osasuna cầm hòa không bàn thắng.
Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất là hình ảnh của Barca ở châu Âu. Đội bóng không thể bù đắp cho thất bại nhục nhã trước Bayern Munich ở Lisbon (2-8). Các vấn đề phức tạp luôn duy trì kể từ đó. Chiến thắng trên sân của Juventus (2-0) ở lượt 2 vòng bảng Champions League mùa trước, hai tháng sau nỗi kinh hoàng, là một ảo ảnh kéo dài không lâu.
![]() |
Barca trở nên tầm thường khi đối đầu giới thượng lưu của bóng đá châu Âu |
Vào tháng 12/2020, trong trận lượt về, Juve với Cristiano Ronaldo lĩnh xướng hàng công đã quét sạch Nou Camp (3-0). Thất bại ấy khiến CLB đi tiếp với vị trí nhì bảng, phải đá lượt về vòng knock-out trên sân khách. Sự cường điệu trong lễ bốc thăm ở Nyon (Thụy Sĩ) làm tăng thêm tính nghiêm trọng của vấn đề: họ phải đối mặt với PSG, khi ấy là đương kim á quân giải đấu.
Trận lượt đi trên sân nhà Nou Camp (1-4), khi Kylian Mbappe che mờ tất cả, đủ để chứng minh sự sụp đổ của Barca trước các đội bóng thượng hạng của châu lục.
Mùa này, một đội bóng hạng hai tiếp tục phơi bày khi tái ngộ Bayern và thua trắng 3 bàn, trong trận đấu mà đối phương đá như đi dạo. Ngay một kẻ khiêm nhường như Benfica cũng có thể thắng Blaugrana 3-0.
Ronald Koeman từng gắn với lịch sử Barca với tư cách cầu thủ, khi ông đá phạt thành bàn mang về danh hiệu vô địch Champions League/Cúp C1 đầu tiên vào năm 1992, trên thánh địa Wembley. Trên cương vị HLV, ông không phù hợp để lái con tàu Blaugrana thoát ra khỏi tâm bão.
Kim Ngọc
Memphis Depay đá hỏng phạt đền khiến Barca để thua 0-1 trên sân Vallecano ở vòng 11 La Liga. Kết quả này khiến HLV Ronaldo Koeman bị BLĐ Barca sa thải.
" alt=""/>Barca sa thải Ronald Koeman, tận cùng của sóng gió và nỗi đauĐây là con số thấp so với tiềm năng du lịch lớn ở quốc gia này", chị Nguyễn Lan Uyên (blogger du lịch còn gọi là Saru), chia sẻ sau chuyến đi Kyrgyzstan.
Vị khách Việt chinh phục hẻm núi Skaza Canyon.
Tới Kyrgyzstan vào những ngày giữa tháng 10 trong chuyến đi kéo dài 9 ngày, chị Uyên đi đường bộ từ cửa khẩu nước láng giềng Kazakhstan để đặt chân tới Kyrgyzstan (quốc gia trong lục địa của Trung Á). Ấn tượng đầu tiên của vị khách Việt là cái lạnh thấu xương dù nhiệt độ ngoài trời chỉ 5 độ C.
Nơi làm thủ tục nhập cảnh là hai chiếc chòi khá bé giữa ranh giới hai quốc gia, khách qua lại phải đứng ngoài trời trong cái lạnh khủng khiếp vùng thảo nguyên Trung Á.
Nhân viên biên giới thấy chị Uyên đứng run rẩy ngoài trời nên hỗ trợ kiểm tra giấy tờ và đóng mộc rất nhanh. Sau khoảng 30 phút, cuối cùng vị khách Việt được lên xe để đi tiếp.
Thời điểm chị Uyên tới, Kyrgyzstan đang là mùa thu. Rừng cây chuyển sang màu lá vàng tạo nên cảnh sắc nên thơ. Dù là mùa du lịch nhưng khách tới đây rất thưa thớt. Từ thủ đô Bishkek cho đến các vùng xa xôi hẻo lánh, vị khách Việt hiếm khi gặp khách du lịch.
Mùa thu vàng ở Kyrgyzstan đẹp nhưng lại thưa vắng khách du lịch.
Khi hiking (đi bộ đường dài) đến thung lũng Altyn Arashan, chị Uyên mới thấy khách quốc tế xuất hiện nhưng cũng chỉ khoảng 20 người, dù điểm này khá nổi tiếng.
"Tôi thấy bất ngờ vì với vẻ đẹp vào mùa thu ở Kyrgyzstan, có lẽ khách phải đông hơn nhiều mới tương xứng với tiềm năng. Có thể, quốc gia này thu hút những người đam mê leo núi và đi bộ đường dài, hơn là khách du lịch nghỉ dưỡng thuần túy", chị nói.
Một trong những điều bất ngờ trong hành trình này khiến chị Uyên nhớ mãi, đó là sự biến chuyển khó lường của thời tiết ở quốc gia được bao phủ 70% bởi dãy núi Thiên Sơn.
Dù chọn đi vào mùa thu lá vàng, nhưng các vị khách trong chuyến này đều bất ngờ được đón cơn mưa tuyết đầu mùa. Đó là khoảnh khắc xuất phát từ thủ đô Bishkek tới vườn quốc gia Ala Archa, nơi chỉ cách nhau chừng 40km nhưng khung cảnh trước mắt đã thay đổi ngoạn mục từ mùa thu lá vàng đến mùa đông trắng xóa tuyết.
Địa hình ở Kyrgyzstan chủ yếu gồm đồi núi, thung lũng và các dòng sông chảy xiết nên cả nhóm đã thuê một chiếc xe chuyên dụng của Nga để đến thung lũng Altyn Arashan ở độ cao hơn 2.400m.
Sau khi đi được một đoạn, chị cùng một người bạn xuống xe, chuẩn bị thêm lương thực, nước uống và bắt đầu chuyến hiking khoảng 7km đường núi trong thời gian 70 phút.
30 triệu đồng cho chuyến đi 9 ngày
Chị Uyên nhận thấy giá cả ở đây khá rẻ. Thậm chí, một bữa ăn đầy các món tại nhà hàng lớn nhưng mức giá cũng chỉ tương đương với bữa ăn bình thường ở các thành phố lớn của Việt Nam.
Là quốc gia Hồi giáo nên người dân không ăn thịt lợn. Đa số các món đều là bò, gà, cừu, và có cả vịt nướng xiên. Các món truyền thống trong bữa cơm gia đình không thể thiếu bánh mì phết mứt và trà nóng làm từ các loại quả mọng.
"Ăn tại nhà hàng lớn với bữa ăn 5, 6 món kèm cả đồ uống, mỗi khách chỉ mất khoảng 200.000 đồng. Nếu bạn chọn ăn các món ngoài đường phố sẽ rẻ hơn khá nhiều, một bữa ăn no nê chỉ khoảng 40.000 đồng", vị khách này nói.
Với kinh nghiệm từng đi nhiều nước trên thế giới, chị Uyên cho rằng Kyrgyzstan là nơi phù hợp với những khách mê trải nghiệm các cung đường đi bộ đường dài như thung lũng Altyn Arashan hoặc vườn quốc gia Ala Archa.
Đây là nơi rất nhiều tuyến đường để người nghiệp dư cũng như dân leo núi chuyên nghiệp thoải mái chinh phục. Và đương nhiên, nền tảng thể lực tốt là điều mỗi khách cần tự rèn luyện.
Với chuyến đi 9 ngày, vị khách Việt nhẩm tính chi tiêu trong vòng 30 triệu đồng nếu tự túc đi qua 2 quốc gia Kazakhstan - Kyrgyzstan dưới hình thức road trip (thuê xe tự lái, hoặc thuê tài xế) và băng qua biên giới đường bộ.
Nếu khách đi theo nhóm đông từ 5 đến 10 người, trong đó có thành viên sở hữu bằng lái quốc tế thì nên thuê xe tự lái hoặc thuê tài xế lái.
Trong trường hợp đi theo nhóm nhỏ dưới 5 người, khách Việt có thể chọn đi Marshrutka, một loại xe bus địa phương và chỉ xuất phát khi kín khách chứ không theo giờ cố định. Ngoài ra, khách có thể đi chung taxi với những người lạ để chia tiền. Hình thức này cũng khá phổ biến ở các quốc gia vùng Trung Á.
Chi phí cho dịch vụ lưu trú ở đây được phân chia thành nhiều loại tùy theo lựa chọn của khách. Cụ thể, giá thuê giường tầng tập thể là rẻ nhất, khoảng 700 som/ngày (200.000 đồng). Thuê ở homestay gia đình giá 1.000 som (300.000 đồng), giường trong lều khoảng 1.500 som (500.000 đồng) và phòng khách sạn dành cho 2 người khoảng 3.500 som/ngày (1 triệu đồng).
Theo World Population Review, Kyrgyzstan là quốc gia nghèo thứ 5 ở châu Á (tính theo GDP đầu người) và thuộc top 10 quốc gia nghèo nhất thế giới.
Số liệu thống kê năm 2020 cho thấy, khoảng 1/4 dân số Kyrgyzstan (tương đương hơn 1,6 triệu người) sống dưới mức nghèo khổ. 73,7% trong số họ là cư dân ở các khu định cư nông thôn.
" alt=""/>Đến một trong những nước nghèo nhất thế giới, khách Việt gặp nhiều bất ngờ